Là mảnh đất biên cương phía bắc Tổ quốc, Cao Bằng đã ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt trong lịch sử mấy nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Mỗi địa danh, khu rừng, nẻo đường nơi đây dường như đều gắn liền với chặng đường phát triển của lịch sử Việt Nam nói chung, đặc biệt là lịch sử Cách mạng và cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn đầu kháng chiến chống dân Pháp nói riêng. Với những ý nghĩa và giá trị đó, các di tích sử văn hóa, Cách mạng này có tác dụng to lớn trong công tác nghiêng cứu khoa học, đặc biệt là những nghiên cứu về lịch sử đất và người Cao Bằng.
THÀNH NÀ LỮ
Thành do tiết độ sứ Cao Biền đời Tường Hy Tôn xây dựng khi đem quân đi đánh An Nam (cùng thời điểm xây các thành Phục Hòa, Lạng Sơn, Đại La) và được tiếp tục xây dựng qua nhiều thời đại. Thành nằm trên địa bàn làng Nà Lữ (xã Hòa Tung, huyện Hòa An). Thành có hình tứ trụ, diện tích 21.060 m2. Vật liệu xây thành là gạch vồ, chân thành kê bằng loại đá tảng to, dày rất kiên cố. Bên trong thành có 4 gò đất nổi lên được đặt theo tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng). Gò đền chính là gò Long ( gò Rồng) được xây dựng cung điện ( đền vua Lê hiện nay). Gò nổi cao nhất là gò Ly, gò lớn nhất là gò Quy ở phía Bắc thành. Gò Phượng ở chính giữa, chạy dọc theo tường thành ở phía đông. Ở giữa thành còn có ao sen và ruộng bàn cờ.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, thành đã bị phá hủy khá nhiều: nền thành, lò gạch, lò ngói….
THÀNH NHÀ MẠC.
Trong cuộc nội chiến Nam – Bắc triều giữa họ Mạc và họ Trịnh, nhà Mạc bị thua phải chạy lên Cao Bằng, chiến thành Nà Lữ và cung điện để đóng đô. Trong những tháng ngày lưu lại đất này, nhà Mạc đã cho xây dựng khá nhiều thành quách để phòng thủ và giao chiến với nhà Trịnh. Ngày nay, du khách có thể thấy thành nhà Mạc ở huyện Bảo Lạc, huyện Trùng Khánh, huyện Phục Hòa….. Trong đó có cả thành xây bằng đất ở Lũng Tàn, Nguyên Bình.
THÀNH PHỤC HÒA
Thành Phục Hòa nằm ở phía đông huyện Phục Hòa. Thành gồm 4 đường khép kín và một thành án ngữ bên ngoài. Thành án ngữ cách thành phía Bắc khoảng 800 m. Hiện nay, thành còn 40m, thành gạch còn tương đối nguyên vẹn (tại trụ sở Hòa Thuận).
Qua khảo sát cho thấy, thành Phục Hòa được xây qua 2 giai đoạn lịch sử khác nhau, gồm có thành đát và thành xây gạch. Phần trong nội thành gồm có chợ, đền, vườn đạn và toàn bộ ruộng nhà đền. Đền nằm ở phía bắc, sát vòng thứ 2, thờ vua Lê Thái Tổ. Đền được xây bằng gạch vồ, trước mặt đền có nhiều cây cổ thụ, dược hàng cây cổ thụ là vườn đạn có rất nhiều đạn đá….
ĐỀN KỲ SẦM.
Đền Kỳ Sầm nằm ở xã Tượng Cần, huyện Thạch Lâm (nay là Bản Ngần, xã Vĩnh Quang, huyện Hòa An). Đền Kỳ Sầm được xây dựng để thờ doanh nhân lịch sử Nùng Trí Cao, người dân tộc Tày, nhân vật có liên quan đến sự nghiệp mở nước ở thời vua Lý Thái Tông thế kỷ XI.
Hàng năm, lễ hội đền Kỳ Sầm được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch. Đây là lớp nhân dân trong tỉnh đến trẩy hội, vui xuân, tham gia nhiều trò chơi dân gian như: tung còn, đấu vất, đấu võ, đá bong, múa sư tử, múa rồng, múa lân…...
ĐỀN VUA LÊ
Đền vua Lê nằm ở làng Đền, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Theo truyền thuyết và những tư liệu lịch sử để lại, đền do Nùng Tồn Phúc xây dựng trên một gò đất cao phía bắc thành Nà Lữ, thờ vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi). Đền vừa là cung điện, vừa là trung tâm hoạt động kinh tế - văn hóa, quân sự của các triều đại phong kiến.
Trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ , di tích lịch sử đền vua Lê gắn liền với những hoạt động của Đảng ta. Năm 1936, đồng chí Hoàng Đình Giong đã thàn lập “ đoàn thanh niên phẩn đế”. Năm 1940, đền là nơi họp hội nghị liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng. Tháng 9-1945, đền là nơi tập trung tiễn đưa quân đi Nam tiến…..
Hiện nay, đền vua Lê nhà di tích có giá trị và là nơi diễn ra lễ hội, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của nhân dân địa phương. Lễ hội đền được tổ chức vào mùng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm.
CHÙA ĐÀ QUẬN
Chùa Đà quận (mang tên Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn – danh tướng nhà Mạc) ở làng Đà Quận (xã Hưng Đạo, huyện Hòa An), xưa là thôn Đà Quận (xã Xuân Lĩnh, châu Thạch Lam), đối diện với chùa Viên Minh (chùa sáng lập từ thời nhà Mạc). Trong chùa có 2 quả chuông cao 4 thước, năm tấc, chu vi tám thước chín tấc, ước nặng nghìn cân. Mỗi kỳ tế lễ xuân thu, tiếng chuông gõ vang như sấm, chấn động trăm dặm. Trên chuông có đúc bài minh bằng chữ Hán, ca ngợi vẻ đẹp của Châu Thạch Lam lúc bấy giờ và sự phục hồi của chùa Viên Minh sau khi nhà Lê khôi phục lại đất Cao Bằng. Hằng năm, cứ đến mùng 8 tháng giêng âm lịch, nhân dân Cao Bằng đều đi trảy hội ở chùa này.
ĐỀN GIANG ĐỘNG
Đền Giang Động thuộc xã Hồng Việt, huyện Hòa An. Đền là nơi rất linh thiêng, thờ thần đá và thần sông, được xây dựng vào năm 1429. Lễ hội đền Giang Động diễn ra vào ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm. Đây là dịp để nhân dân trong vùng đến cầu may, cầu phước mỗi độ xuân về.
NÚI KHẮC THIỆU
Nằm ở ranh giới 2 xã Hồng Việt và Hoàng Tung thuộc huyện Hòa An, núi Khắc Thiệu mang tên Bê Khắc Thiệu – tù trưởng dân tộc Tày, người đã chiêu mộ quân lính đứng lên khởi nghĩa chống Minh xâm lược. Mốc son của cuộc khởi nghĩa là trận kịch chiến với quân Minh ở Nà Khuổi (dưới chân núi Khắc Thiệu) thuộc thôn Lam Sơn. Trong trận này, quân của Bế Khắc thiệu đã tiêu diệt 4.000 quân giặc và bắt sống tướng giặc Minh.
Mấy trăm năm đã trôi qua, song những dấu tích của cuộc chiến xưa vẫn còn hiện rõ nét. Đó là dãy thành đất chạy xung quanh đỉnh núi Khắc Thiệu với chu vi hơn 1 km, cao 5m, chân thành rộng 5m; bãi bàn cờ bằng phẳng ở chân núi phía tây, có chiều dài 100m, rộng 20m. Mộ Bế Khắc Thiệu là đoạn thành đất khá cao, tương truyền đây là chỗ ông chỉ huy quân.
DI TÍCH NẶM LÌN.
Di tích Nặn Lìn thuộc thôn Hào Lịch, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Di tích là nơi làm lễ thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng ngày 1-4-1930. Đồng chí Hoàng Văn Nọn được bầu làm bí thư. Sau khi thành lập chi bộ đồng chí đã tuyên bố: “ đây là tổ chức cộng sản, là chi bộ đầu tiên của địa phương, đồng thời cũng là Tỉnh ủy lâm thời”.
KHU DI TÍCH RỪNG TRẦN HƯNG ĐẠO
Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình) là nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ( ngày 22-12-1944). Đội gồm 34 chiến sĩ hăng hái quả cảm, được chọn lọc trong hàng ngũ các đội du kích Cao – Bắc – Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Ngay khi mới thành lập, Đội đã đánh thắng trận Phai Khắt và trận Nà Ngần. Những thắng lợi giòn giã đó đã mở ra truyền thống đánh thắng trận đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1954, khu di tích đã được tôn tạo lớn: xây nhà bia lưu niệm ghi ấn sự kiện lịch sử, ghi tên 34 chiến sĩ , chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Bác Hồ và 10 lời thề danh dự của đội; tôn tạo lán trại, làm đường lên đỉnh Slam Cao, nơi đồng chí Võ Nguyên Giáp đứng quan sát. Đến năm 2004, khi di tích đã được xây dựng thêm bức phù điêu 34 chiến sĩ.
KHU DI TÍCH PÁC PÓ
Pác Pó thuộc xã trường Hà, huyện Hà Quảng, nằm sát biên giới Việt – Trung. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc qua cột mốc số 108. Người chọn Pác Pó làm nơi ở và hoạt dộng cách mạng trong những năm 1941- 1945.
Tại Pác Pó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra nhiều chủ trương và quyết dịnh quan trong chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945: Chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 tại lán Khuổi Nặm – Pác Pó từ ngày 10-5 đến ngày 19-5-1941. Hội nghị đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược và sách lược, xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu ra Ban chấp hành Trung ương Đảng và bầu đồng chí Trường Chinh là Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là mặt trận Việt Minh).
Cũng tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sán lập tờ báo Việt Nam độc lập và ra số báo đầu tiên ngày 1-8-1941. Đến tháng 11-1941, Người đã chỉ đạo thành lập đội du kích Pác Pó, trở thành đội vũ trang Cao Bằng đầu tiên. Ngày 4-5-1945, Người rời Pác Pó đi Tân trào (Tuyên Quang) để chỉ đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước (thán 8-1945) thắng lợi,…
Với tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử trên, Pác Pó trở thành khu di tích lịch sử đặc biệt quan trọng về Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam.Cụm di tích này đã được công nhận là di tích lịch sử cách mạng vào ngày 21-2-1975.
KHU DU TÍCH CHIẾN THẮNG CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
Khu di tích chiến thắng dịch biên giới nằm tại Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An, là nơi in đậm hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch biên giới (1950), Khu di tích được đưa vào sử dụng ngày 1-5-2004, thể hiện đạo lý cao cả “ Uống nước nhớ nguồn” đối với vị lãnh tụ thiên tài, vị cha già kính yêu của dân tộc.
Khu di tích chiến thắng chiến dịch biên giới có hai phần: Nhà tưởng niệm được thiết kế theo kiểu kiến trúc sàn hiện đại, trưng bày những hình ảnh, hiện vật liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi quan sát trận đánh trên núi Báo Đông. Đặc biệt, cụm tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (được mô phỏng theo bức ảnh của Nghệ sỹ Vũ Năng An chụp) làm bằng vật liệu compozit giả đồng, cao 2,8m, năng 418 kg, cột bê tong cốt thép, toàn bộ bức tượng đặt trên bệ đá ốp gạch lát hoa.
Đứng trước tượng đài, du khách sẽ được nhìn tư thế ung dung, lạc quan của Chủ tịch nước trực tiếp ra mặt trận chỉ huy trận đánh. Tại đài quan sát, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm bài thơ nổi tiếng về khí thế và niềm tin tất thắng của dân tộc: “ Chống gậy lên non xem trận địa/ Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây/ Quân ta khí mạnh nuốt ngưu tẩu/ Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy”.
KHU DI TÍCH LIỆT SĨ KIM ĐỒNG
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, sinh tại làng Nà Mạ, xã Trường hà, huyện Hà Quảng. Kim Đồng là đội trưởng Đội nhi đồng cứu quốc (gồm 4 đội viên là Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Thủy, Thủy Tiên) do đồng chí Đức Thanh thành lập tại Nà Mạ ngày 15-5-1941.
Tháng 8-1942, Kim Đồng vinh dự được gặp Bác Hồ tại hang Nộc Én ở trên núi sau làng Nà Mạ. Bác khen ngợi đội trưởng Kim Đồng mưu trí, nhanh nhẹn, dũng cảm. Bác khuyên Kim Đồng cùng đội viên hãy giúp đỡ, tích cự bảo vệ cách mạng, vừa hoạt đồng, vừa học văn hóa, chính trị để sau này, góp phần xây dựng đất nước, 5 giờ sáng ngày 15-2-1943, trong lúc đang làm nhiệm vụ bảo vệ cho cuộc họp của ban Việt Minh, khi phát hiện giặc đến gần, Kim Đồng đã nhanh trí đánh lạc hướng để bảo vệ cán bộ cách mạng, địch nổ súng anh bị trúng đạn và anh dũng hy sinh khi vừa tròn 14 tuổi (1029-1943). Kim Đồng đã được Đảng và Nhà nước phong tặng anh hùng liệt sĩ năm 1997.
Khu di tích được xây dựng ngay trên quê hương Kim Đồng, gồm các công trình: mộ anh Kim Đồng; tượng đài Kim Đồng mặc bộ quần áo dân tộc Nùng, tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư. Khu di tích còn có khoảng sân rộng, nơi thiếu niên và nhi đồng của tỉnh Cao Bằng nói riêng, cả nước nói chung tổ chức cắm trại, vui chơi ca hát.
DI TÍCH LƯU NIỆM HOÀNG ĐÌNH GIONG
Di tích nằm ở làng Nà Toàn, xã Đề Thám, thị xã Cao Bằng. Đồng chí Hoàng Đình Giong người dân tộc Tày, một trong những Đảng viên cộng sản đầu tiên của Cao Bằng và cũng là người trực tiếp rèn luyện và xây dựng Đảng bộ Cao Bằng.
Cuộc đời đồng chí Hoàng Đình Giong, từ lúc còn niên thiếu đến khi hoạt động bí mật ở trong và ngoài nước, trong các nhà tù đế quốc, đấu tranh giành và giữ chính quyền cho đến lúc hy sinh, rất oanh liệt. Đồng chí xứng đáng là đảng viên kiên cường của Đảng, người con ưu tú của nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Mỗi di tích, mỗi địa danh nổi tiếng trên đất Cao Bằng đều mang vẻ đẹp, sắc thái riêng và ẩn chứa những câu chuyện ý ngĩa về các nhân vật lịch sử. Tổng thể lại, các di tích lịch sử, văn hóa Cao Bằng chính là một phần của những trang sử hào hùng được viết nên bởi các thế hệ tiền bối mà thế hệ trẻ Cao Bằng ngày nay có quyền tự hào và trân trọng gìn giữ cho muôn đời sau.