“Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”.
“Ba mặt tam giang trôi cuồn cuộn
Bốn bề tứ trụ đứng chon von”
Chỉ cần đứng trên ban công một ngôi nhà cao tầng là đã thấy rõ con sông Bằng uốn lượn ẩn hiện giữa trùng điệp núi non, ôm lấy thị xã Cao Bằng xinh xắn, hiền hòa.Không rực rỡ, không sôi động, không hiện đại nhưng thị xã thực sự xinh đẹp và quyến rũ giữa chiều xuân sương giăng khói phủ hình ảnh cô gái Tày ôm cây đàn tính với gương mặt phảng phất buồn.
Qua cầu Bằng Giang, ngược về Hòa An - Hà Quảng trên con đường Pắc Bó chúng ta đến với “suối nguồn cách mạng”. Dọc hai bên con đường hơn 50km này hoa mơ, hoa mận nở trắng núi đồi. Xa xa là cọn nước quay guồng bên những dòng suối trong mát. Pắc Bó là nơi mà năm 1941, Bác Hồ sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước đã trở về Tổ quốc trong một ngày đầu xuân:
“Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”.
Bắt đầu từ ngày xuân ấy trên mảnh đất này, Bác đã mang đến cho cả dân tộc một mùa xuân bất diệt là độc lập, tự do, là cơm no áo ấm. Núi Mác vẫn vươn cao sừng sững in bóng xuống suối Lê-nin trong mát. Và, hang Pắc Bó, lán Khuổi Nậm, bàn đá lịch sử vẫn còn đâu đây hơi ấm của Người.Con đường Phai Khắt - Nà Ngần từ thị xã vào huyện Nguyên Bình chạy giữa ngút ngát núi đồi. Hoa lá thi nhau khoe sắc hòa cùng tiếng suối reo như xa như gần. Tất cả vấn vít trong cái khí lạnh và sương mờ giữa ngày đầu xuân. Phai Khắt bây giờ đã có cầu bê tông, có đường nhựa rộng thênh thang, nhiều nhà kiên cố, nhiều quán hàng tấp nập. Từ chân núi, chúng ta bắt đầu leo những bậc xi măng đầu tiên lên đỉnh Slam Cao - là đỉnh cao nhất trong dãy Khau Giáng. Hai bên đường lá khô rụng dày thành thảm. Khu rừng này vẫn giữ được vẻ hoang sơ.
Cao Bằng còn nổi tiếng với những danh thắng như: thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao; hồ Thăng Hen.
Động Ngườm Ngao là một động lớn được hình thành từ sự phong hoá lâu đời của đá vôi. Động nằm trong lòng núi đá vôi cách Thác Bản Giốc 3km, thuộc bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh. Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính, phong cảnh động rất đẹp với những dải thạch nhũ đá đa sắc trải khắp chiều dài động. Bước vào động ta như bước vào một thế giới kỳ ảo, choáng ngợp trước những dải thạch nhũ óng ánh từ trên các vòm đá rủ xuống. Thiên nhiên đã khéo léo tạo nên những tượng đá quyến rũ với nhiều kiểu dáng khác nhau, có tượng đá mang dáng dấp hình người, có tượng giống cây rừng, giống súc vật như trong chuyện thần thoại, đặc biệt trong hang có rất nhiều nơi ví như một căn phòng “trướng rủ màn che” với nàng tiên đang nghiênh mình chải tóc, và cả dáng vẻ của một ông tiên hiền từ, rồi búp xen khổng lồ, cột chống trời… các nhũ đá như mọc từ dưới lên, thả từ trên xuống, nằm ngang, thẳng đứng, to, nhỏ, đan xen vào nhau tất cả tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, cuốn hút lòng người. Từ khắp phương trời, bốn bể, khi đặt chân đến nơi tuyê%3ḅt diê%3ḅu như thế này, ngoài cái cảm giác thoải mái mà chúng ta có được thì Thác Bản Giốc còn để lại trong ta cái vị ngọt ngào, ngây ngất của mô%3ḅt vùng cõi tiên trần:
Đô%3ḅng Ngườm Ngao với vẻ hoang sơ, quyến rũ mang đâ%3ḅm sắc thái Viê%3ḅt Bắc đã được Bô%3ḅ Văn hóa- Thông tin công nhâ%3ḅn là danh thắng Quốc gia đã và đang thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến thăm quan. Cao Bằng còn rất đặc trưng bởi nhiều dãy núi đá vôi thiên hình vạn trạng, ẩn chứa nhiều hang đô%3ḅng, nhũ đá kỳ thú như Ngườm Ngao, Phja Oắc, Phja Đèn và đẹp nhất, đô%3ḅc đáo nhất vẫn là đô%3ḅng Ngườm Ngao (hang hố).
CBNV Cty Mirex thăm quan
Suối Lê-nin và núi Các Mác:Con suối này có từ lâu đời, nằm trong khu di tích cách mạng Pác Bó. Người ta bảo suối là nơi đầu nguồn của những dòng sông, quả là không sai. Xưa, thời gian Bác Hồ về hoạt động cách mạng ở đây, Bác thường ra ngồi câu cá. Ven suối trước còn có cây ổi, thứ búp đắng của cây thay cho vị chè mà Người vẫn hái, phía bờ bên kia có phiến đá làm bàn cờ, nơi thư giãn của vị Cha già dân tộc. Suối Lê-nin cũng như núi Các Mác được Bác Hồ đặt tên, bây giờ con cháu... cứ thế mà gọi, thành quen.
Ngày nay, du khách khi tới Cao Bằng thì thế nào cũng tìm về Pác Bó. Lộ trình đến Pác Bó làm cho khách thật dễ chịu và háo hức khi băng qua những phong cảnh của núi non hùng vĩ, đẹp như vẽ cứ hiện ra trước mắt. Cách Pắc Bó không xa, bên tay trái là làng Nà Mạ, phía sát trong núi là nơi anh Kim Đồng yên nghỉ. Lúc vào gần tới khu di tích, ai cũng nhận ra giọng "suối hát" cứ rì rào suốt ngày thứ ngữ điệu núi non cộng với thứ hương rừng độc nhất vô nhị, mùi hương của thảo mộc lan tỏa man mát dễ chịu làm sao. Có lẽ, suối Lê-nin là một con suối đẹp nhất không chỉ riêng của Cao Bằng, nước suối tinh khiết được chảy ra từ lòng núi, khiến ta sững sờ, nhìn bằng mắt thường ta thấy những đàn cá thả sức mà tung tăng bơi lội. Suối Lê-nin thật kỳ vĩ vẫy gọi mọi người về nơi nguồn cội, về với cảnh quan sơn thủy hữu tình.