Theo ông Nguyễn Xuân Liêu- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Việt Nam , lần đầu tiên phương pháp luyện thép hoàn nguyên phi cốc được áp dụng ở nước ta với quy mô công nghiệp – một trong những công nghệ hiện đại nhất trên thế giới , tiếp kiệm nguyên liệu, chi phí đầu tư sản xuất đồng thời đảm bảo môi trường trong sạch do thu hồi và tái sử dụng khí CO2 trong những công đoạn hoàn nguyên, được các nhà khoa học trong nước nghiên cứu và ứng dụng thành công.
Mirex – Lối ra cho ngành Thép Việt Nam
Nền kinh tế thế giới tăng trưởng, các ngành công nghiệp phục hồi dẫn tới nhu cầu về thép tăng rất lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp cơ khí, quốc phòng, sản xuất ôtô, đóng tàu biển.... Nhưng hiện nay, phần lớn các nhà mày thép của nước ta vẫn đang phải nhập khẩu phôi thép để cán ra thép thương phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Do việc tăng nhanh năng lực sản xuất phôi thép trong nước là một yêu cầu tất yếu.
Phương pháp luyện kim truyền thống là sử dụng than coke và quặng sắt sản xuất gang trong các lò cao không còn chiếm vị trí độc tôn như trước đây, vì phần than mỡ luyện coke ngày càng khan hiếm, rất nhiều nước có nguồn quặng sắt nhưng không có than mỡ , hơn nữa công nghệ này không tránh khỏi ô nhiễm môi trường vì lò cao, lò luyện cốc và lò thiêu kết quặng thải ra rất nhiều khí CO2. Những lò cao có dung tích dưới 1.0003 đang toả ra không còn hiệu quả, đang được loại bỏ dần. Trong những năm qua ngành công nghệ luyện kim đã áp dụng thành công các mô hình nhà máy sản xuất hiện đại như công nghẹ luyện kim phi cốc, công nghệ luyện kim bằng lò thôi ôxy trong buồng kín, công nghệ luyện thếp bằn lò điện hồ quang, công nghệ đúc vôi liên tục..... công nghệ sản xuất các sản phẩm thép ngày càng được hoàn thiện và đạt các chỉ tiêu kỹ thuật tiên tiến , đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt hơn cả là nhà máy dùng công nghệ luyện kim phi cốc, được rất nhiều nước trên thế giới ứng dụng.
Tháng 8 năm 2007 dự án xây dựng Nhà máy sản xuất sắt xốp và phôi thép tại tỉnh Cao Bằng do Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện Kim Việt Nam (Mirex) làm chủ đầu tư đã chính thức được khởi công. Theo ông Nguyễn Xuân Liêu- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Việt Nam , lần đầu tiên phương pháp luyện thép hoàn nguyên phi cốc được áp dụng ở nước ta với quy mô công nghiệp – một trong những công nghệ hiện đại nhất trên thế giới , tiếp kiệm nguyên liệu, chi phí đầu tư sản xuất đồng thời đảm bảo môi trường trong sạch do thu hồi và tái sử dụng khí CO2 trong những công đoạn hoàn nguyên, được các nhà khoa học trong nước nghiên cứu và ứng dụng thành công. Công nghệ phi cốc bao gồm hai giai đoạn : Hoàn nguyên quặng sắt để sản xuất sắt xốp ( dùng than Antracit sẵn có trong nước nên việc luyện phôi thép không phải phụ thuộc vào than cốc nhập khẩu) sau đó phụ thuộc vào lò điện cảm ứng hoặc lò hồ quang để sản xuất ra các loại phôi thép và thép hợp kim cao cấp. Do làm chủ được hàm lượng cacbon trong các mẻ thép và do khả năng dễ phối liệu các nguyên tố hợp kim chính xác, luyện kim phi cốc sẽ cho phép sản xuất thép hợp kim chất lượng cao, rẻ hơn rất nhiều so với công nghệ luyện thép trước đây.
Công nghệ phi cốc được Mirex và các cán bộ khoa học trong nước nghiên cứu suốt 30 năm qua và tiến hành sản xuất thử thành công. Công ty đã đăng ký bản quyền công nghệ độc quyền tại Cục Sở hữu Trí tuệ ( Bộ khoa học và công nghệ ). Sản phẩm của dự án là sắt xốp và phôi thép đạt yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường thế giới. Sau khi thành công trong việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sắt xốp và phôi thép , chủ đầu tư sẽ tiếp tục phát triển để thực hiện kế hoạch sản xuất thép cán và thép đặc chủng cao cấp.
Chủ tịch HĐQT-Tổng Giám Đốc MIREX nhận CÚP VÀNG THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU VIỆT NAM 2008
Có thể nói nhà máy sản xuất sắt xốp và phôi thép của Mirex tại Hoàng Trung, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng được coi là bước đột phá trong ngành luyện thép tại Việt Nam. Mirex hội tụ các cổ đông sáng lập đã có nhiều kinh nghiệm tổ chức , thực hiện nhiều dự án kinh tế lớn như: Công ty cổ phần cung ứng Đầu tư và xây lắp SIC, Công ty Tài chính Dầu khí ( PVFC) và Công ty sông Đà 7 cùng một số chuyên gia kỹ thuật, doanh nhân thành đạt. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 7 hecta , vốn đầu tư 345tỷ đồng và công xuất ước đạt 200.000tấn / năm , khoảng tháng 6 năm 2008 nhà máy sẽ chính thức đi vào hoạt động . Trong buổi lễ khởi công xây dựng nhà máy , Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng , ông Lô Ích Giang đã phấn khởi nói: Cao Bằng là tỉnh có giá trị sản xuất nông , lâm nghiệp là chủ yếu. Việc xây dựng sản xuất sắt xốp và phôi thép trên địa bàn tỉnh là bước đầu đánh thức tiềm năng khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của địa phương theo định hướng Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá , góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Cao Bằng. Sau khi xây dựng thành công nhà máy tại Cao Bằng , Mirex sẽ phát triển thêm nhiều nhà máy tại các tỉnh , thnàh khác có tiềm năng về quặng sắt. Hơn thế nữa, công ty có chiến lước đầu tư , xây dựng một số nhà máy có công suất lớn tại Lào ; vì qua nhiều cuộc khảo sát Mirex nhận thấy Lào có một số mỏ sắt với trữ lượng đáng kể. hỉnh phủ Lào đang có chủ trương kêu gọi đầu tư công nghệ sản xuất ra sản phẩm công nghiệp tại chính trên đất nước Lào nên đồng tình ủng hộ dự án sản xuất thép theo công nghệ mới mà Mirex khởi xướng.
Hy vọng, khi chính thức đi vào hoạt động , nhà máy sản xuất phôi thép và thép hợp kim Mirex sẽ góp phần không nhỏ vào việc bình ổn thị trường thép, đồng thời góp phần đẩy nhanh sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Theo chuyên san 45 năm hoạt động của