Trong 300 năm, qua lịch sử luyện thép của thế giới chủ yếu là công nghệ lò cao, ở Việt Nam cũng vậy chúng ta chuyên xuất khẩu than, quặng sau đó nhập than cốc từ nước khác về (chủ yếu là Trung Quốc). Song những năm gần đây các nhà khoa học đã nhận thấy rằng sử dụng phương pháp luyện thép bằng công nghệ lò cao có rất nhiều hạn chế. Trước hết về mặt nguyên liệu, nước ta phụ thuộc sắt, than mỡ phải nhập khẩu từ nước ngoài do vậy sản phẩm thép giá thành cao, hiệu quả kinh tế thấp. Hơn nữa công nghệ lò cao còn thải ra rất nhiều khí C02, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường. Điều quan trọng hơn đó là dự án lò cao lớn nhất ở nước ta mới đạt được 500 m3 trong khi đó công nghệ này đòi hỏi công xuất lò cao phải từ 700m3 trở lên. Nhận thấy những khó khăn trên cùng với việc thăm quan các dây truyền công nghệ sản xuất thép tại các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, các cán bộ khoa học đã nghiên cứu và quyết định ứng dụng phương pháp luyện thép theo công nghệ Hoàn Nguyên phi cốc. Với công nghệ này chúng ta đã thử nghiệm và thu được kết quả nhất định. Chúng ta có thể sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, chi phí đầu tư lại thấp hơn so với luyện thép theo phương pháp truyền thống, đặc biệt trong công đoạn hoàn nguyên khí C02 đã được thu hồi và táI sử dụng do vậy đảm bảo được môi trường trong sạch. Sản phẩm cuối cùng mà công nghệ Hoàn nguyên phi cốc tạo ra được chính là thép hợp kim chất lượng cao. ông Nguyễn Xuân Liêu cũng đã đưa ra chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch 200.000 tấn thép/năm.
Những thắc mắc đó đã được ông Đặng Văn Mẫn phó tổng giám đốc Công ty giải đáp cặn kẽ và chắc chắn rằng nhà máy máy Sản xuất Sắt xốp và Phôi thép Cao Bằng với công nghệ hoàn nguyên phi cốc sẽ rất thân thiện với môi trường.
Chuyến thăm quan nhà máy của các đại biểu tỉnh Lào Cai đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đoàn đã cùng Ban lãnh đạo, công nhân viên nhà máy chụp ảnh lưu niệm, chia tay nhau trong niềm vui và phấn khởi vì một ngày mai tươi đẹp của Mirex Cao Bằng.