Khi đặt chân tới nơi việc làm đầu tiên là đoàn đã lên thắp hương tại nhà tưởng niệm Bác Hồ.
Tiếp tục đi thăm suối Lê Nin, núi Các Mác, ấn tượng nhất với chúng tôi là làn nước suối trong xanh mát lành, có rất nhiều ốc và cá Liềng.
Với sự nhiệt tình và giọng nói truyền cảm, em Liên, thuyết minh viên của khu du lịch đã giới thiệu và giúp các bạn trẻ trong đoàn hiểu thêm về những lý do Bác Hồ đã chọn Pắc Pó là nơi đầu tiên về nước, chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng và những khó khăn gian khổ mà Bác đã trải qua.
Sau đây là những nội dung chúng tôi ghi lại từ em Liên, thuyết minh viên khi được anh Duy Linh - Giám đốc nhân sự hỏi về lý do Bác chọn Cao Bằng làm căn cứ cách mạng chứ không phải một địa phương nào khác.
Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, thì tháng 6 năm 1940 Pháp nhảy vào Đông Dương. Khi Pháp đầu hàng Nhật, Bác Hồ đã nhận định rất sáng suốt, lúc đó các cuộc khởi nghĩa nổ ra đều thất bại, chìm trong bể máu, bị bắt giam và từ đày như cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn – Nam Kỳ, binh biến Đô Lương… Khi nghe báo cáo của TW Đảng, có 3 đồng chí trong đó có đồng chí Đặng Văn Cát sang Trung Quốc báo cáo tình hình hoạt động thì Người quyết định chọn Pắc Pó – Cao Bằng là nơi trở về nước.
Trước khi trở về, Bác mở một lớp huấn luyện chính trị, lớp có 43 học viên, Bác là người trực tiếp đào tạo và giảng dạy, Người có gọi thêm 2 đồng chí là Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp tham gia. Đó chính là lớp đào tạo cán bộ cốt cán đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
Nghe các đồng chí báo cáo, Bác nhận định rằng Cao Bằng là nơi hội tụ đủ các yếu tố để xây dựng căn cứ khi trở về nước, bởi nó có các vị thế địa lý thuận lợi: thuận đường tiến và tiện đường thoái. Nếu như phong trào cách mạng phát triển tốt sẽ mở rộng xuống Thái Nguyên va lan ra cả nước, còn nếu gặp bất trắc Bác sẽ đi sang địa phận Trung Quốc ở phía bên kia núi thì giặc Pháp không thể làm gì được. Nhưng yếu tố quan trọng nhất là nơi đây sớm có truyền thống cách mạng của người dân Pắc Pó, người dân Cao Bằng.
Từ đây, đi lên phía đỉnh núi là cột mốc 108, nơi đầu tiên Bác đặt chân về nước
Dù là nơi đầu tiên Bác trở về nước và hoạt động, Pắc Pó vẫn chưa được gọi là căn cứ địa cách mạng. Bởi khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập năm 1930, chỉ sau hai tháng ở Cao Bằng đã có chi bộ Đảng đầu tiên ra đời tại khe suối Nậm Nìn – xã Hoàng Tung – huyện Hoà An, với ba đồng chí. Hiện nay, tại huyện Hoà An có một điển tích nói về chi bộ Đảng đầu tiên của Cao Bằng thành lập, tức là phong trào cách mạng Cao Bằng đã được tiếp cận từ rất sớm với nhân dân, Bác quyết định chọn nơi này cũng vì điều đó,.
Có lần, Bác định sẽ về nước qua cửa khẩu Lào Cai, vì Lào Cai có một cửa khẩu rất lớn, nhưng trước đó một thời gian cây cầu này đã bị phá. Và Bác quyết định qua vùng Long Châu – Trung Quốc, tìm thời cơ thuận lợi nhất trở về nước, Bác ở bên Tịnh Tây Trung Quốc một thời gian khá dài để tìm hiểu tình hình cách mạng. Bác trở về nước vào đúng ngày mùng 2 Tết Tân Tỵ, vào dịp mà thực dân Pháp nghĩ rằng dân ta buông lỏng hoạt động cách mạng.
Bác luôn mặc bộ trang phục trắng của người Nùng và quàng khăn trên cổ, Bác lấy tên là ông Ké. Hoạt động ở đâu Người cũng thế hiện sự am hiểu sâu sắc của mình với phong tục tập quán nơi đó, với những bữa ăn đạm bạc:
....Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng...
Sau mỗi bữa Bác phải đun lá ổi để uống thay nước chè, có thời gian rảnh Bác thường ngồi câu cá.Em Liên – thuyết minh cho đoàn cán bộ Mirex về lịch sử hang Cốc Pó
Thời kỳ chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, cửa hang Cốc Pó đã bị Trung Quốc đặt mìn phá. Đến nay, hang Cốc Pó đã được gia cố lại ba lần bên ngoài, còn bên trong hang vẫn được giữ nguyên.
Hang sâu và rộng khoảng 30m, rất hoang vu, lạnh lẽo nên Người đã trải qua rất nhiều khó khăn vất vả. Hang nằm trong vùng núi đá Cát Sơn, do đang trong quá trình hình thành nên trong hang rất ẩm ướt. Thời kỳ đó vào tháng 2, mà trong hang vẫn rất lạnh, ẩm ướt trong khi Bác chỉ có mấy tấm ván kê làm giường ngủ, không chăn, không đệm, nhiều đêm lạnh giá quá Bác phải thức dậy nhóm lửa sửa ấm chân tay của mình. Người đã dùng than củi viết lên vách đá 2 câu:
Nhất cử tứ nhất niên
Nhị nguyệt bách nhật
Phản gỗ đơn sơ được ông Ké kê làm giường nghỉ, trải qua nhiều đêm lạnh trong hang Cốc Pó
Bác ở trong hang một thời gian rồi chuyển quan Lũng Ngạn gần cột mốc 108, nằm trên nền đất, đá có rải lá cây, nhưng khi mưa gió sương sa Bác vẫn bị ảnh hưởng. Bác đã đào tạo bà Nông Thị Chinh trở thành một người cán bộ cách mạng xuất sắc. Bác nhận bà là cháu nuôi và có tặng bà một quyển vở có ghi 4 câu thơ:
Vở này ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là
Mong cháu ra công mà học tập
Mai sau cháu giúp nước non nhà
Bà Nông Thị Chinh từng là Chánh án toà án Nhân dân tỉnh Cao Bằng, nay Bà đã qua đời. Bà là một trong số rất ít những người được ngồi bên cạnh linh cữu Bác khi Người qua đời.Bác vào hang được một hôm, sáng sớm hôm sau Bác ra ngoài xem địa hình và thấy dưới tán một cây si có một bàn đá để làm việc:
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Bàn ghế đá, nơi Bác Hồ từng làm việc, trải qua nhiều lần nước suối Lê Nin
ngập phủ kín nhưng vẫn vững vàng
Phải nói rằng trong tất cả các địa phương Bác đã từng hoạt động tại Cao Bằng thì Pắc Pó là nơi ghi dấu nhiều quyết định, nhiều kỷ niệm và quan trọng là địa phương Người dành tình cảm nhiều nhất.Dưới đây là khóm trúc Bác trồng, Bác trồng trúc chứ không phải một loại cây nào khác, để khen ngọi người dân Cao Bằng có ý chí, quyết tâm và sự dẻo dai như cây trúc.
Bâng khuâng sau khi rời Pắc Bó, trên đường về, đoàn chúng tôi đã rẽ vào thắp hương tại khu mộ anh Kim Đồng và bà mẹ thân sinh.
Chuyến đi thăm quan Pắc Pó đã để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong lòng các CBNV Công ty Mirex và thấu hiểu phần nào những gian khó Bác đã vượt qua trong những năm đầu cách mạng. Chúng tôi sẽ trở lại nơi này nhiều hơn nữa, để được nhìn lại chặng đường lịch sử mà Bác đã ghi dấu.