http://mirex.vn/images/stories/9(1).jpg{mosimage}Thép là xương sống, là cốt lõi của rất nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp cơ khí, đóng tàu, quốc phòng, năng lượng, … Lượng thép tiêu thụ hàng năm phản ánh trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia. Những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế và đầu tư...
Thép là xương sống, là cốt lõi của rất nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp cơ khí, đóng tàu, quốc phòng, năng lượng, … Lượng thép tiêu thụ hàng năm phản ánh trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia. Những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế và đầu tư, nhu cầu thép của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng (ước tính tăng trưởng tiêu thụ Thép hàng năm khoảng 10%). Tuy nhiên ngành công nghiệp luyện kim đen của Việt Nam đã tỏ ra phát triển chưa hài hòa với nhu cầu thép của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thị trường thép nội địa không những không đủ đáp ứng về mặt số lượng, mà còn thiếu nhiều các chủng loại thép cao cấp (thép hợp kim, thép cường độ cao phục vụ quốc phòng, dầu khí, y tế …).
Công nghệ luyện phôi thép ở Việt Nam những năm vừa qua vẫn đi theo các phương pháp truyền thống, đó là lò cao và lò điện. Chúng ta đã lựa chọn những giải pháp an toàn trong việc làm chủ công nghệ, nhưng lại bỏ quên những hạn chế cơ bản của điều kiện tự nhiên Việt Nam đối với hai phương pháp này. Chưa xét đến vấn đề môi trường, mới chỉ xét đến vấn đề nguyên liệu đầu vào thì 2 phương pháp trên đã bộc lộ những bất cập nhất định. Công nghệ lò điện thì phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu là sắt vụn, công nghệ lò cao lại phụ thuộc vào nguồn than mỡ (dùng để luyện than coke).
Trong khi đó, Việt Nam không có sắt vụn hay than mỡ ở quy mô công nghiệp. Sự phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu nhập khẩu sẽ ảnh hưởng gay gắt đến giá cả sản phẩm thép tại thị trường Việt Nam khi tình hình cung cầu trên thế giới có biến động. Tóm lại, nếu tiếp tục luyện thép theo các con đường cũ, ngành công nghiệp luyện kim đen vẫn không thể giải quyết cơ bản sự phụ thuộc vào nước ngoài.
Trong 10 năm trở lại đây, một phương pháp luyện kim mới, phương pháp hoàn nguyên trực tiếp quặng sắt (HNTT) - tên tiếng anh là Direct Reduced Iron (HNTT), đã được rất nhiều công ty sản xuất thép trên thế giới tiến hành nghiên cứu và phát triển ở quy mô công nghiệp (Midrex, Tata, Posco, OJSK China, Jindal Steel&Power,Sponge Iron India…). Phương pháp này sử dụng than antraxit (than cám) hoặc khí thiên nhiên để hoàn nguyên quặng sắt. Sản phẩm sau hoàn nguyên là sắt xốp (Sponge Iron). Sắt xốp sau đó, bằng các phương pháp luyện khác nhau, cho ra sản phẩm là : gang, phôi thép sạch (thấp C, ít tạp chất), phôi thép hợp kim… Một đặc điểm cơ bản của công nghệ HNTT so với công nghệ lò cao, đó là công nghệ này sử dụng quặng sắt vụn và than chưa qua chế biến nên có thể loại bỏ công đoạn gia công nguyên liệu (thêu kết quặng sắt và luyện than coke), giảm thiểu các chất gây ô nhiễm môi trường và giảm chi phí sản xuất. POSCO, tập đoàn luyện thép số 1 thế giới đồng thời là đơn vị tiên phong nghiên cứu và ứng dụng HNTT, khẳng định công nghệ luyện thép theo phương pháp hoàn nguyên trực tiếp sẽ: ‘ đặt dấu chấm hết cho thời kỳ công nghệ lò cao được thế giới sử dụng trong suốt 100 năm qua, mở ra một thời kỳ sản xuất thép thân thiện với môi trường và kinh tế’.
Trong khu vực Đông Nam Á, hiện đã có 2 quốc gia sản lượng sắt xốp đạt trên 1 triệu tấn/năm là : Malaysia (sản lượng năm 2008 đã đạt: 1,94 triệu tấn) và Indonesia (sản lượng năm 2008 : 1,29 triệu tấn) (trích nguồn MIDREXStatsBook).
Từ đầu những năm 90, xuất phát từ thực tế điều kiện tự nhiên của Việt Nam, với các mỏ quặng sắt nhỏ và phân tán, không có nguồn than mỡ đủ lớn, nguồn khí thiên nhiên chưa phát triển, cán bộ kỹ thuật của Công ty MIREX đã vùi tâm nghiên cứu công nghệ luyện thép HNTT.Tháng 2-2005, sau khi thành công trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đăng ký độc quyền công nghệ với cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, và đến tháng 11-2008, công ty MIREX được cấp 2 sở hữu độc quyền sáng chế : « Phương pháp sản xuất sắt xốp » và « Phương pháp sản xuất Thép từ sắt xốp». Xác định mục tiêu ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất công nghiêp, trong 3 năm 2006,2007, 2008, công ty đã cử nhiều đoàn cán bộ đi trao đổi kinh nghiệm, thăm quan các dây chuyền công nghiệp sản xuất thép theo công nghệ HNTT tại Ấn độ và Trung quốc (2 quốc gia có nhiều điều kiện tương đối giống Việt Nam). Cùng thời gian này, Công ty MIREX cũng tiến hành tìm kiếm địa điểm xây dựng nhà máy luyện thép bằng công nghệ mới đầu tiên của mình. Xác định Cao Bằng là địa điểm thích hợp cho việc xây dựng Tổ hợp Mỏ - Luyện Kim theo công nghệ HNTT, tháng 8-2007, Công ty MIREX đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy sắt xốp, phôi thép hợp kim cao 200,000 tấn/năm tại xã Hoàng Tung, tỉnh Cao Bằng. Nhà máy, với tổng mức đầu tư là 1.503 tỷ đồng (85,9 triệu USD), được xây dựng theo 2 giai đoạn như sau:
· Giai đoạn I: Từ năm 2007 – năm 2010: Tổ hợp Mỏ - Luyện Kim, công suất 100,000 tấn sản phẩm/năm
- Mỏ: Tìm kiếm, thăm dò, tổ chức khai thác và tuyển Quặng sắt, công suất 200,000 tấn/năm. Đầu ra của mỏ là đầu vào trực tiếp của nhà máy luyện kim.
- Nhà máy Luyện Kim: sản xuất 100,000 tấn sản phẩm/năm, sản phẩm bao gồm:
+ Sắt xốp.
+ Phôi thép và Phôi thép hợp kim cao.
· Giai đoạn II: Từ năm 2010 – năm 2012, nâng công suất tổ hợp lên 200,000 tấn sản phẩm/năm.
Khi dự án đi vào vận hành, chứng minh được tính tối ưu của công nghệ hoàn nguyên trực tiếp, MIREX sẽ cùng với các tổng công ty, tập đoàn khác xây dựng các tổ hợp Mỏ - Luyện Kim tại các tỉnh khác của Việt Nam và tại hai nước bạn là Lào và Campuchia – những nơi tiềm năng khoáng sản (quặng sắt, than antraxit) còn nhiều, nhưng chưa được đầu tư đúng mức.